Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Phát triển toàn diện cây nghệ và sản phẩm hữu ích

Hiện nay, nhiều sản phẩm thuốc được chiết xuất từ cây nghệ có chất lượng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa dạ dày... được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, để phát triển các sản phẩm từ cây nghệ và tiến tới xuất khẩu thì vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là nguồn vốn. Tinh Bột Nghệ Thanh Thủy đã rất nhiều lần giới thiệu về công dụng cũng như, sự hữu ích của củ nghệ, và các sản phẩm từ nghệ . Hôm nay chúng ta hãy xem xét một cách khách quan nhất và cùng với chuyên gia, tiến sĩ Dương Ngọc Tú sẽ chia sẻ sâu hơn về tiềm năng của cây nghệ với toàn thể quý vị và các bạn . 
     Gặp chúng tôi ở căn phòng thí nghiệm chật chội, TS Dương Ngọc Tú, Trưởng phòng Sinh dược, Phó Giám đốc kiêm điều phối viên Trung tâm nghiên cứu xuất sắc liên ngành về lĩnh vực các hợp chất thiên nhiên Việt Nam-Vương quốc Anh (ICNaP, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) say sưa nói về Dự án Phát triển toàn diện cây nghệ ở Việt Nam. Đây là dự án hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Vương quốc Anh do Hội đồng Anh và Việt Nam đồng tài trợ, nghiên cứu về các giải pháp tổng thể nhằm phát triển các sản phẩm có chất lượng cao từ cây nghệ của Việt Nam. Các tổ chức nghiên cứu của Vương quốc Anh mang đến kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ về công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gien, công nghệ tinh chế, công nghệ bào chế và phát triển các dạng sản phẩm ưu việt từ curcumin, bảo đảm chất lượng và phát triển nông nghiệp bền vững. Dự án này được các nhà khoa học hai bên lựa chọn dựa trên cơ sở những thành công ban đầu mà các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học phối hợp Liên hiệp Khoa học Công nghệ hóa học và môi trường (Hội Hóa học Việt Nam) đã đạt được trong việc chiết xuất tinh nghệ từ củ nghệ vàng  được sử dụng như thực phẩm chức năng an toàn nhằm tăng cường miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể, tăng khả năng phòng một số bệnh, đồng thời hỗ trợ trong điều trị các bệnh nan y, hiểm nghèo nhờ hoạt tính sinh học cộng hưởng của nghệ và dứa.

    Hiện nay có một số đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp đã chiết xuất curcumin từ cây nghệ, tuy nhiên để nghiên cứu tổng thể toàn diện về cây nghệ, phát triển cây nghệ thành cây trồng công nghiệp để sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng thì vẫn chưa có. Khí hậu và đất đồi núi ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng nghệ ở quy mô lớn, trong khi phần lớn bà con nông dân hiện nay vẫn trồng cây nghệ một cách tự phát. Vì vậy, một phần mục tiêu của Dự án phát triển toàn diện cây nghệ ở Việt Nam là tận dụng quỹ đất chưa được khai thác ở miền núi, tạo công ăn việc làm cho nông dân địa phương.

Bên cạnh đó, các phòng thí nghiệm thuộc dự án liên kết Việt - Anh đã đánh giá tiềm năng của cây nghệ để có thể tạo ra một loạt các sản phẩm có giá trị cao tại Việt Nam, có khả năng ứng dụng thực tiễn trong công nghệ thực phẩm, bảo vệ sức khỏe hay bảo vệ thực vật. Hiện nay, ngoài việc sản xuất ra sản phẩm tinh bột nghệ là chính, các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu để tận dụng các phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm khác. Thí dụ bã nghệ có thể sử dụng làm phân bón, tinh dầu có khả năng xua đuổi muỗi, côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật dành cho hoa quả...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét